Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết chi tiết

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết là những điều bạn cần biết để có thể sử dụng thiết bị này đúng cách và hiệu quả nhất. Nắm được mức đường huyết của cơ thể sẽ giúp bạn có được chiến lược chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Dưới đây nhatthuoc.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc cách sử dụng máy đo đường huyết chi tiết nhất.

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết

>> Bí quyết chọn que thử máy đo đường huyết tốt 

Đo đường huyết thường xuyên và đều đặn sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được nguy cơ bệnh tật rất tốt. Nếu bạn xét nghiệm nhiều lần hay dù chỉ một lần bạn cũng cần sử dụng máy đo đường huyết đúng cách. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết đúng cách.

Máy đo đường huyết hướng dẫn sử dụng chi tiết:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó lâu khô bằng khăn sạch. Nếu bạn sử dụng tăm bông tẩm cồn thì cần để vùng da đó khô hoàn toàn trước khi đo.
  • Chuẩn bị kim gắn vào đầu lò xo của thiết bị máy đó đường huyết. Sau đó điều chỉnh mức chích thích hợp tại phần thân của cây que bấm đo
  • Sử dụng bông gòn sạch để lấy que thử. Lưỡi gắn vào máy thường được thiết kế 2 đầu: 1 đầu để đưa vào máy và 1 đầu để tiếp xúc với đầu ngón tay. Do vậy bạn cần phải đảm bảo đóng chặt nắp lọ đựng lại để tránh gây bẩn gay ẩm.
  • Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết: bấm máu tại vị trí đầu ngón tay bằng cây kim bấm đo
  • Đưa máy đo chấm máy tại đầu que thử, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng máu để máy có thể đọc được.
  • Hãy cẩn thận, không nên để vùng da vừa đo chạm vào bất kỳ vật gì. Sau đó chường cho tới khi máu ngừng chảy.
  • Cầm máu bằng bông gòn sạch hoặc bạn có thể sử dụng bông gòn tẩm cồn để làm sạch.
  • Đợi khoảng 10 đến 20 giây để máy đo đường huyết trả kết quả
  • Bạn cần đảm bảo kim và lưỡi đo đều đã được bao bọc kỹ lưỡng trước khi bỏ đi

Đây là cách sử dụng máy đo đường huyết chung nhất, tùy thuộc từng hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết Ogcare, hướng dẫn sử dụng máy đo dường huyết TD 4230, hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết Contours TS… chúng ta sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Mẹo sử dụng máy đo đường huyết dễ sử dụng theo hướng dẫn

Mẹo sử dụng máy đo đường huyết dễ sử dụng theo hướng dẫn

Mẹo sử dụng máy đo đường huyết dễ sử dụng theo hướng dẫn

>> Kinh nghiệm mua máy đo đường huyết 

Có một số hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết giúp bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình đo. Bạn có thể tham khảo:

  • Luôn mang theo máy đo đường huyết cùng những vật dụng cần thiết bao gồm lưỡi đo, kim, gạc cồn, máy đo và que bấm
  • Đảm bảo các dụng cụ trên không bị hết hạn và luôn được bảo quản tốt nhất. Cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay điều kiện thời tiết ẩm ướt. Điều kiện tốt nhất để bảo quản thiết bị này chính là ở nhiều độ phòng.
  • Bạn nên hình thành thói quen đo đường huyết đúng giờ và đều đặn. Bạn có thể tham khảo một số thời điểm đo đường huyết như khi bụng đói, trước và sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Tùy theo thời gian sinh hoạt mà bạn có thể sắp xếp sao cho phù hợp.
  • Nên thực hiện các bước hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết đúng quy trình để tránh bị nhiễm trùng. Không nên sử dụng chung thiết bị đo đường huyết với bất cứ ai để tránh lây nhiễm. Nên vứt bỏ những vật liệu như kim và lưỡi ngay sau khi sử dụng một cách cẩn thận.
  • Để theo dõi được lượng đường huyết chi tiết, bạn nên ghi chép lại kết quả sau mỗi lần đo.

Làm thế nào để hạn chế đau khi lấy máu ngón tay?

Lấy máu khi đi đường huyết không đau

Lấy máu khi đi đường huyết không đau

>> Top máy đo đường huyết cảm biến tốt nhất

Nếu bạn không nắm được hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết đúng cách sẽ gây nên tình trạng đau tay ở vị trí lấy máu. Dưới đây sẽ là một số gợi ý để ngăn chặn tình trạng này:

  • Không nên sử dụng lại cây kim và lưỡi sau khi đã sử dụng 1 lần trước đó. Chúng có thể gây nên tình trạng viêm trùng và làm cho ngón tay của bạn bị đau hơn.
  • Chích máu ở cạnh ngón tay thay cho phần lòng ngón tay. Bởi lẽ khi ấn vào đầu ngón tay, có thể gây nên cảm giác đau hơn rất nhiều.
  • Nên hạn chế bóp mạnh đầu ngón tay để có màu nhiều hơn. Thay vào đó bạn có thể buông thõng ngón tay xuống để máu có thể dồn đọng lại
  • Không kiểm tra trên cùng một ngón tay trong mỗi lần đo. Bạn hãy thay đổi vị trí lấy máu ở những ngón tay khác nhau. Những ngón tay bị đau hãy để chúng được nghỉ ngơi cho tới khi hết đau.
  • Nên rửa tay bằng nước ấm trước khi lấy máu đo đường huyết, điều này sẽ giúp gia tăng lưu lượng máu đến ngón tay.

Trên đây là một số chia sẻ của nhatthuoc.vn về hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết cùng những lưu ý trong quá trình sử dụng. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể nắm được cách sử dụng máy đo đường huyết đúng cách và hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *