Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết

Cách sử dụng máy đo đường huyết

Cách sử dụng máy đo đường huyết hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Máy đo đường huyết là một trong những dụng cụ y tế quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Công cụ này sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát và nắm rõ tình trạng đường huyết của người bệnh ngay tại nhà. Bài viết dưới đây nhatthuoc.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết máy đo đường huyết và cách sử dụng.

Tầm quan trọng của máy đo đường huyết

Cách sử dụng máy đo đường huyết

Cách sử dụng máy đo đường huyết

>> 7 ứng dụng theo dõi sức khỏe trên điện thoại tốt nhất hiện nay

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng máy đo đường huyết, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của máy đo đường huyết tại nhà. Máy đo đường huyết là thiết bị vô cùng quan trọng giúp bạn có thể đo được chính xác mức đường huyết hiện tại của người bệnh ngay tại nhà. Từ đó giúp bạn có thể chỉnh khẩu phần ăn và mức độ vận động, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ điều trị. 

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tự theo dõi đường huyết với máy đo đường huyết cá nhân có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh tiểu đường ở mắt lên tới 76%, ở thận lên tới 50% và hệ thần kinh lên tới 60%...

Cách sử dụng máy đo đường huyết

Hiện nay có rất nhiều loại máy đo đường huyết trên thị trường. Tuy nhiên với các loại máy thông thường như cách sử dụng máy đo đường huyết Sinocare, cách sử dụng máy đo đường huyết On Call Plus hay cách sử dụng máy đo đường huyết Ogcare….cũng tương tự giống nhau. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng cung dưới đây:

Bước 1: Lựa chọn ngón tay để lấy máu

Bạn nên sử dụng đầu ngón tay để lấy mẫu máu xét nghiệm thay vì các vị trí khác bởi máu lưu thông tới các đầu ngón tay sẽ luôn luôn nhanh hơn so với các bộ phận khác.

Bước quan trọng đầu tiên để bạn có được một kết quả chính xác chính là rửa sạch tay. Đặc biệt cần phải rửa đầu ngón tay bằng xà phòng, bởi lẽ các chất bẩn, thực phẩm thừa hay mồ hôi rất dễ bám trên ngón tay của bạn. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra đường huyết.

Nếu không có điều kiện để rửa tay bằng xà phòng thì bạn có thể thay thế bằng cồn 70 độ. Bạn cũng nên sử dụng thêm miếng bông gạc để dễ thấm cồn và có thể lau cả bàn tay.

>> 5 máy đo đường huyết không cần lấy máu hiện đại nhất

Bước 2: Mở nắp lọ que thử

Cách sử dụng máy đo đường huyết, sau khi đã rửa tay sạch và lau khô, bạn nên mở nắp lọ que thử và lấy ra một que để sử dụng. Sau đó lại đóng chặt lại thật nhanh để đảm bảo không khí không bị lọt vào trong hộp.

Bước 3: Lấy que thử cắm vào đầu máy đo đường huyết

Lấy máu ngón tay để đo đường huyết

Lấy máu ngón tay để đo đường huyết

>> 5 dụng cụ theo dõi sức khỏe bé tốt nhất hiện nay

Cách sử dụng máy đo đường huyết One Touch, bạn dùng que thử cắm vào đầu của máy đo tiểu đường. Sau đó máy sẽ tự khởi động với số code trùng với code trên hộp que thử. Trong trường hợp 2 code này không giống nhau sẽ do lỗi sản xuất và bạn cần phải liên hệ ngay với nhà sản xuất máy đo đường huyết. Bởi lẽ lúc này khi thử máu thì máy cũng sẽ cho kết quả không chính xác.

Bước 4: Gắn kim lấy máu vào bút lấy máu

Sau khi 2 mã code đã trùng nhau, bạn hãy gắn kim lấy máu vào bút lấy máu, sau đó vặn nắp kim theo chiều ngược lại để lấy kim ra.

Bước 5: Tùy chỉnh độ nông sâu của kim

Xoay nắp bút và điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với da của bạn

Bước 6: Bấm nhẹ nắp bút vào đầu ngón tay để lấy máu

Bước 7: Nặn ép máu trên ngón tay

Bước 8: Đưa giọt máu vào que thử trên máy đo đường huyết

Đưa máu vào máy thử

Đưa máu vào máy thử

>> Dụng cụ theo dõi sức khỏe Apple Watch có chính xác?

Bước 9: Đọc kết quả

Sau khoảng thời gian từ 5-10 giây (tùy từng máy đo đường huyết) màn hình sẽ hiển thị kết quả. Bạn nên lưu lại kết quả và so sánh với bảng đo đường huyết (kết quả hiển thị trên máy đo đường huyết thường được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl)

Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói và sau thời gian ăn khoảng 2 giờ đồng hồ sẽ thấp hơn 6.1 mmol/l (110mg/dl). Trong trường hợp nếu chỉ số đó dưới 7.0 mmol/l (126mg/dl) thì tức là bạn đang bị rối loạn đường huyết hoặc bị mắc tiền tiểu đường. Trường hợp nếu chỉ số đo được trên 7.8 mmol/l (140mg/dl) trước hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ thì bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Bạn cần đi khám bác sĩ và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cách sử dụng máy đo đường huyết Mediusa, cách sử dụng máy đo đường huyết Easygluco hay cách sử dụng máy đo đường huyết Yuwell… cũng có thể áp dụng các bước như trên.

Trên đây là chi tiết các cách sử dụng máy đo đường huyết mà nhatthuoc.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm để sử dụng đúng các loại máy đo tiểu đường hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *