Bộ dụng cụ y tế sử dụng trong các tình huống khẩn cấp

Bộ dụng cụ y tế

Bộ dụng cụ y tế có thể giúp bạn dễ dàng ứng phó khi bạn bị thương hoặc gặp một số các tình huống nghiêm trọng khác. Bài viết dưới đây nhatthuoc.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc danh sách các loại thiết bị cần thiết trong bộ dụng cụ y tế cơ bản.

Dụng cụ sơ cứu vết thương

Dụng cụ sơ cứu vết thương

Dụng cụ sơ cứu vết thương

>> Dụng cụ y tế bằng kim loại và những điều bạn cần biết

Dụng cụ sơ cứu vết thương là các dạng dụng cụ băng bó và băng dán y tế là những dụng cụ y tế cần thiết không thể thiếu trong bộ dụng cụ y tế gia đình, bộ dụng cụ y tế cá nhân hay bộ dụng cụ y tế du lịch. Cụ thể chúng bao gồm:

  • Miếng băng dán vết thương với nhiều kích cỡ khác nhau
  • Miếng gạc vô trùng
  • Các loại gạc cuộn
  • Miếng băng dán che mắt hoặc các mảnh vật liệu che mắt (thiết kế hơi vồng lên được làm từ chất liệu cứng có đục gỗ sử dụng đậy úp lên mắt)
  • Cuộn keo dán
  • Cuộn băng chun sử dụng để quấn quanh vùng cổ tay, cùi chỏ, cổ chân hay đầu gối khi có chấn thương
  • 2 cuộn băng hình tam giác được sử dụng để quấn quanh vùng chấn thương và làm đồ treo đỡ cánh tay

Một số các loại dụng cụ khác

Bộ dụng cụ y tế

Bộ dụng cụ y tế

>> Hướng dẫn bảo quản dụng cụ y tế bằng cao su

Bên cạnh đó, bộ dụng cụ y tế còn bao gồm một số các dụng cụ khác như:

  • 2 cặp găng tay được làm từ chất liệu latex hoặc chất liệu khác latex (sử dụng cho những người bị dị ứng với chất latex), găng tay này nên được sử dụng vào bất kỳ lúc nào trong trường hợp phải tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết. 
  • Túi chườm lạnh có tác dụng cấp tốc
  • Kim bằng an toàn sử dụng để ghim chặt chỗ nẹp hoặc khu vực băng bó
  • Nẹp ngón tay bằng chất liệu nhôm
  • Xi lanh và muỗng đong lượng thuốc được sử dụng để đo lường một lượng thuốc ấn định khi cần thiết
  • Nhiệt kế
  • Cây nhíp sử dụng để gắp bỏ các con ve hay các loại côn trùng chích người và các mảnh găm nhỏ
  • Kéo được sử dụng để cắt gạc
  • Miếng phủ bảo vệ sử dụng khi phải hà hơi ngạt (miệng qua miệng) trong quá trình làm hồi sức tim phổi
  • Tấm trải
  • Các loại dung dịch sát khuẩn tay nhau (là các dạng dung dịch hoặc các dạng miếng chùi)
  • Cuốn sổ tay, các tờ rơi hướng dẫn các bước sơ cứu
  • Danh sách các loại số điện thoại khẩn cấp

Các loại thuốc sử dụng cho các vết thương

 Các loại thuốc sử dụng cho vết thương

Các loại thuốc sử dụng cho vết thương

>> Quy trình rửa dụng cụ y tế chuẩn

Bên trong các bộ dụng cụ y tế chắc chắn sẽ không bao giờ thiếu các loại thuốc sử dụng cho vết cắt hoặc vết thương. Cụ thể bao gồm:

  • Các loại dung dịch sát khuẩn hoặc miếng chùi sát khuẩn như Hydrogen Peroxide, Povidone-Iodine hoặc Chlorhexidine
  • Thuốc mỡ kháng sinh có thể thuộc thương hiệu Neosporin hoặc Bactroban có chứa các thành phần Bacitracin hoặc Mupirocin
  • Các loại thuốc rửa mắt vô trùng hoặc nước muối chẳng hạn như dung dịch nước muối sử dụng cho kính áp tròng
  • Các loại thuốc bôi da có chứa Calamine sử dụng cho các vết chích hoặc chất độc từ cây tầm xuân
  • Hydrocortisone bào chế dưới dạng kem thoa, dạng thuốc mỡ hoặc dung dịch sử dụng cho những chố bị ngứa.

Hoặc trong bộ dụng cụ y tế cũng có thể bao gồm các loại thuốc khác như:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt cụ thể như Aspirin, Acetaminophen thuộc hiệu Tylenol hoặc Ibuprofen thuộc hiệu Advil hoặc Motrin. Lưu ý không nên cho trẻ em và trẻ vị thành niên sử  dụng thuốc Aspirin vì thuốc này có mối liên quan tới một số bệnh nghiêm trọng được gọi là hội chứng Reye ở những đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Antihistamine (thuộc hiệu Benadryl) được sử dụng để trị dị ứng và tình trạng sưng tấy
  • Các loại thuốc chống xung huyết để có thể điều trị tình trạng nghẹt mũi
  • Thuốc chống nôn để trị tình trạng say tàu xe và các dạng nôn ói khác
  • Các loại thuốc cầm tiêu chảy
  • Các loại thuốc kháng acid để hỗ trợ điều trị đau dạ dày cấp, tình trạng rối loạn tiêu hóa
  • Các loại thuốc nhuận tràng để hỗ trợ điều trị táo bón

Một số các dụng cụ trong bộ dụng cụ y tế

Các loại băng gạc y tế

Các loại băng gạc y tế

>> Những dụng cụ y tế khi đi phượt không thể bỏ quên

Ngoài ra, trong bộ dụng cụ y tế, có thể bao gồm một số các dụng cụ sơ cấp cứu cơ bản như:

  • Băng gạc cuộn: Sử dụng để che phủ vết thương và các chấn thương khác, giúp bảo vệ các vết thương tránh nhiễm trùng
  • Băng thun dính đàn hồi: Sử dụng để băng ép cầm máu, hoặc cố định cột sống, băng ép vết cắn động vật và côn trùng cắn 
  • Găng tay y tế: Được sử dụng để bảo vệ người sơ cứu không bị nhiễm trùng và đảm bảo giúp bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với màu, chất thải hoặc các chất lỏng
  • Betadine: Sử dụng để sát trùng các vết thương
  • Dung dịch nước muối sinh lý: Sử dụng để rửa hoặc làm sạch các vết thương
  • Kéo: Được sử dụng để cắt gạc, cắt băng hoặc cắt quần áo của nạn nhân, người bệnh và các vật dụng khác
  • Nhíp hoặc kẹp: Được sử dụng để gắp các dị vật
  • Gạc tiệt trùng: Sử dụng để làm sạch và che phủ các vết thương

Trên đây là một số chia sẻ của nhatthuoc.vn về các loại dụng cụ cần thiết có trong bộ dụng cụ y tế. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều hiểu biết hơn về các loại dụng cụ y tế này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *