Dụng cụ y tế sơ cứu vết thương bao gồm những gì?

Dụng cụ y tế sơ cứu vết thương

Các dụng cụ y tế sơ cứu vết thương giúp bạn có thể kịp thời xử lý các vết thương một cách nhanh chóng, an toàn. Hiện nay những hộp sơ cứu y tế thường được trang bị ở hầu hết mọi nơi từ các hộ gia đình tới các khu vực lao động, làm việc. Vậy những dụng cụ y tế sơ cứu vết thương bao gồm những gì? Hãy cùng nhatthuoc.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này ngay nhé.

Dụng cụ y tế sơ cứu vết thương là gì?

Dụng cụ y tế sơ cứu vết thương

Dụng cụ y tế sơ cứu vết thương

Dụng cụ y tế sơ cứu vết thương là một bộ dụng cụ y tế vô cùng cần thiết, được sử dụng với mục đích giúp sơ cứu vết thương khi gặp phải những tình huống gây thương tích trong cuộc sống như té ngã, bị ong đốt, bỏng, đứt rách da hoặc những phản ứng dị ứng cũng như các tai nạn có thể xảy ra trong các hoạt động lao động và vui chơi ngoài trời. 

Những vật dụng này thường được đựng trong hộp sơ cứu y tế, có hình chữ thập to, rõ ràng bên ngoài giúp mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy và không bị nhầm lẫn với các loại hộp đựng đồ vật khác.

>> Bộ dụng cụ y tế sử dụng trong các tình huống khẩn cấp

Những dụng cụ y tế sơ cứu vết thương gồm những gì?

 Danh mục đồ dùng sơ cứu vết thương

Danh mục đồ dùng sơ cứu vết thương

>> Những dụng cụ y tế khi đi phượt không thể bỏ quên

Những vật dụng y tế sơ cứu thường rất đa dạng bởi nó còn tùy thuộc vào nhà sản xuất nếu bạn mua sắc hoặc tùy thuộc vào người dùng nếu họ muốn tự mua những thứ cần thiết cho bản thân.

Dưới đây là một số những dụng cụ y tế sơ cứu phổ biến, hiện được nhiều người sử dụng và trang bị trong cuộc sống:

  • Băng dính: Sử dụng để cố định các phần băng gạc sau khi sơ cứu vết thương
  • Băng với các kích thước 5 x 200cm; 10 x 200cm; 15 x 200cm: Sử dụng để băng ép cầm máu và để cố định trong chấn thương cơ, xương và khớp
  • Băng vải tam giác: Có tác dụng giúp cố định các chấn thương và vùng cánh tay hoặc vai thông qua việc đeo qua cổ, tránh tình trạng lắc lư gây ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục của vết thương
  • Băng chun: Có tác dụng giúp chống chấn thương đầu gối, vị trí khuỷu tay hay cổ chân
  • Gạc tiệt trùng: Hỗ trợ làm sạch các vết thương nhỏ, thấm dung dịch tiết và màu. Đồng thời dụng cụ y tế sơ cứu vết thương còn giúp băng bó vết thương sau khi sát trùng
  • Bông hút nước: Giúp thấm các dịch khác nhau
  • Gara cao su kích thước 6 x 100cm; 4 x 100cm: Có tác dụng hỗ trợ cầm máu vết thương
  • Kéo cắt băng: Giúp cắt băng dính hoặc băng gạc
  • Phanh không mấu thẳng  hoặc cong với kích thước 16 - 18cm: Có tác dụng kẹp bông băng
  • Găng tay khám bệnh: Phòng tránh sự lây nhiễm chéo
  • Nước muối sinh lý NaCl 9% (lọ 500ml): Giúp tẩy rửa và làm sạch vết thương
  • Cồn Ethanol 70 độ: Giúp sát khuẩn vết thương, tiệt trùng các dụng cụ y tế khác
  • Dung dịch Povidone 100ml
  • Các loại thuốc bôi bao gồm: Kem kháng Histamin, kem Hydrocortisol 1% sử dụng trong các trường hợp bị côn trùng đốt hay dị ứng ngoài da
  • Các loại thuốc uống: Tùy thuộc theo từng gia đình có người bị bệnh mạn tính hoặc có người mắc các nguy cơ bệnh lý thường gặp mà bạn có thể chuẩn bị thêm. Thông thường nhất là các loại thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn. 

Một số lưu ý khi chuẩn bị dụng cụ y tế sơ cứu vết thương

Lưu ý khi chuẩn bị dụng cụ sơ cứu vết thương

Lưu ý khi chuẩn bị dụng cụ sơ cứu vết thương

Dưới đây là một số các lưu ý trong quá trình chuẩn bị và bảo quản, sử dụng các dụng cụ y tế sơ cứu, đảm bảo chúng luôn chất lương:

  • Các đồ dùng sơ cứu vết thương cần phải được cất tại nơi an toàn, khô ráo và dễ dàng lấy bởi người lớn. Tuy nhiên cần đặt chúng xa khỏi tầm tay trẻ em. Bất cứ ai có đủ năng lực và hiểu biết về cách sử dụng các dụng cụ y tế sơ cứu vết thương đều cần được biết chúng nằm ở vị trí nào
  • Tốt nhất nên kiểm tra các vật dụng sơ cứu vết thương thường xuyên bởi chúng có thể đã hết hạn sử dụng hoặc đã được sử dụng hết và cần được bổ sung thêm. Hãy kiểm tra chúng theo định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng để đảm bảo số lượng và chất lượng.

Chúng ta có thể mua hộp sơ cứu với các dụng cụ y tế sơ cứu vết thương có sẵn, được cung cấp bởi 1 số nhà thuốc hoặc cũng có thể tự tạo cho riêng mình:

  • Mua đồ có sẵn: Đa số mọi người thường lựa chọn cách mua sẵn bởi điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời cũng đảm bảo bạn không bị bỏ sót những vật dụng thiết yếu. Khi mua dụng cụ y tế sơ cứu vết thương có sẵn bạn hãy cân nhắc sao cho phù hợp với số lượng người có thể cần tới chúng tại các nơi làm việc hay gia đình.
  • Tự lựa chọn dụng cụ y tế sơ cứu vết thương: Với cách này sẽ phù hợp với cá nhân của mỗi người, mỗi gia đình. Họ thường sẽ nhớ hạn sử dụng cũng như số lượng của các dụng cụ bởi họ là người trực tiếp mua. Tuy nhiên nhược điểm của việc tự mua dụng cụ y tế sơ cứu vết thương chính là đôi khi bạn có thể quên mất những dụng cụ thiết yếu.

Trên đây là một số chia sẻ của nhatthuoc.vn về các dụng cụ y tế sơ cứu vết thương. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chuẩn bị chúng thật đầy đủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *