Kinh nghiệm mở quầy thuốc tây cho người mới bắt đầu 

Kinh nghiệm mở quầy thuốc tây cho người mới bắt đầu

Mở một quầy thuốc tây đang là xu hướng mô hình kinh doanh mà rất nhiều bạn trẻ hướng đến. Nhưng để mở được quầy thuốc thì cần đáp ứng các điều kiện gì và quy trình thực hiện như thế nào thì hãy cũng nhatthuoc.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Điều kiện để mở quầy thuốc tây 

Theo quy định tại luật Dược 2016, để mở được quầy thuốc tây thì cần đạt các điều kiện sau: 

1.1 Điều kiện về nhân sự 

Điều kiện về nhân sự

  • Nhân sự quầy thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay trung cấp về ngành dược học hoặc các ngành liên quan đến Y dược như: y đa khoa, sinh học, y học cổ truyền,...
  • Có kinh nghiệm thực hành dược tại các cơ sở dược phù hợp tối thiểu là 18 tháng
  • Có đủ sức khỏe và không trong thời gian đang bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên liên quan đến chuyên môn dược. 

1.2 Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị quầy thuốc 

Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị quầy thuốc

Để quầy thuốc tây đạt chuẩn GPP thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như: 

  • Địa điểm quầy thuốc phải đặt ở những nơi cao ráo, thoáng mát và không gần những nơi ô nhiễm, nguy hiểm. 
  • Diện tích quầy thuốc phải phù hợp với mô hình kinh doanh và đạt tối thiểu là 10m2. Cần có các khu vực dành riêng tư vấn khách hàng, khu vực trưng bày và bảo quản thuốc và khu vực ra lẻ thuốc trực tiếp.
  • Quầy thuốc tây cần phải có các thiết bị y tế, các tủ kệ bảo quản và trưng bày thuốc, ánh sáng và độ ẩm phù hợp cho để đảm bảo chất lượng của thuốc. 
  • Cần có hồ sơ ghi chép, máy móc thiết bị để nhân viên có thể truy cập và cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến cơ sở kinh doanh và các thông báo, nghị định của chính phủ về hoạt động kinh doanh dược. 
  • Các danh mục sản phẩm kê đơn và không kê đơn như: TPCN, Fucoidan Nano

1.3 Điều kiện về hoạt động 

Điều kiện về hoạt động

 Các hoạt động của quầy thuốc bao gồm: 

  • Hoạt động quản lý và bán hàng: Nhân viên phụ trách nhà thuốc phải quản lý và ghi chép đầy đủ về các hoạt động mua bán, nhập thuốc, các thông tin liên quan đến thuốc để có thể đảm bảo chất lượng trước khi phục vụ sản phẩm tới khách hàng.
  • Hoạt động cung ứng dịch vụ và tư vấn: Nhân sự phụ trách nhà thuốc có thể tư vấn khách hàng về những sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện có của khách hàng, tư vấn liệu trình cùng với các dịch vụ đi kèm mà quầy thuốc đang kinh doanh. 

2. Thủ tục, hồ sơ để mở quầy thuốc tây 

Kinh doanh quầy thuốc là loại hình kinh doanh thuộc quản lý trực tiếp bởi nhà nước, được quy định và quản lý bởi các nguyên tắc nghiêm ngặt, vì thế để mở được quầy thuốc tây cần thực hiện các thủ tục, hồ sơ: 

2.1 Hồ sơ chứng chỉ hành nghề dược của nhân sự 

Để mở được quầy thuốc, nhân sự nhà thuốc cần phải có chứng chỉ hành nghề dược và hồ sơ để xin được chứng nhận này bao gồm: 

  • Bản sao công chứng các văn bằng chuyên môn
  • Giấy chứng nhận đã thực hành tại các cơ sở dược phù hợp
  • Bản sao công chứng giấy căn cước công dân và giấy tờ cá nhân liên quan 
  • Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề dược 

Hồ sơ chứng chỉ hành nghề dược của nhân sự

2.2 Hồ sơ giấy phép đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dược

Như bao ngành nghề khác, mở quầy thuốc cũng cần phải đăng ký doanh nghiệp với hồ sơ gồm: 

  • Giấy đề nghị cấp phép kinh doanh dược 
  • Bản sao công chứng các văn bằng chuyên môn ngành dược 
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận hành nghề dược 
  • Bản sao công chứng các giấy tờ cá nhân và phiếu khám sức khỏe 

Hồ sơ giấy phép đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dược

2.3 Hồ sơ chứng nhận doanh nghiệp thực hành quản lý tốt nhà thuốc

Với quầy thuốc để có thể đi vào hoạt động được thì còn cần thêm giấy chứng nhận thực hành tốt quản lý nhà thuốc, đây như là điều kiện cần đối với ngành nghề này. Hồ sơ gồm: 

  • Đơn đăng ký kiểm tra doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành tốt quản lý nhà thuốc 
  • Bản sao công chứng các văn bằng chuyên môn
  • Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận hành nghề dược của nhân sự phụ trách chuyên môn.
  • Văn bản kê khai về các thiết bị y tế, cơ sở vật chất và nhân sự đạt chuẩn GPP
  • Biên bản tự chấm điểm theo danh mục của cục quản lý Dược Việt Nam 

Hồ sơ chứng nhận doanh nghiệp thực hành quản lý tốt nhà thuốc

2.4 Hồ sơ chứng nhận quầy thuốc đủ điều kiện kinh doanh 

Khi đã đáp ứng về các hồ sơ trên thì đây là bước cuối để hoàn thiện thủ tục mở quầy thuốc: 

  • Giấy đề nghị cấp chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kinh kinh doanh quầy thuốc 
  • Bản sao có công chứng các giấy tờ cá nhân, văn bằng chuyên môn 
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận hành nghề dược, giấy phép kinh doanh và chứng nhận đạt chuẩn GPP 
  • Danh mục các loại thuốc được phép lưu hành và thông tin nhân sự phụ trách (nếu cần) 

chứng nhận quầy thuốc đủ điều kiện kinh doanh

3. Kinh phí để mở quầy thuốc tây 

Với những người trẻ khi đi theo hướng kinh doanh dược phẩm thì kinh phí cũng là một vấn đề khá đau đầu và được quan tâm nhiều nhất: 

  • Chi phí cơ sở vật chất: Chi phí này bao gồm việc thuê/ mua mặt bằng để kinh doanh, các thiết bị y tế, máy móc thiết bị để truy cập thông tin, và các thiết bị điện nước. Tùy thuộc vào vị trí mà doanh nghiệp đặt cơ sở kinh doanh mà mức chi phí này nhiều hay ít. 
  • Chi phí thuê dược sĩ: Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh quầy thuốc nhưng chủ sở hữu không có chứng nhận hành nghề dược thì buộc phải thuê các dược sĩ, những người am hiểu về dược, và trả các khoản phí như lương, bảo hiểm và trợ cấp cho họ. 
  • Chi phí mua sắm hàng hóa, các loại thuốc: Đây là chi phí bắt buộc bởi vì đã kinh doanh quầy thuốc thì buộc phải có thuốc để bán cho khách hàng. Đây cũng là khoản chi phí lớn, vì doanh nghiệp cần phải thường xuyên nhập các loại thuốc mới về, và để kinh doanh hiệu quả thì phải có đa dạng các loại thuốc đáp ứng khách hàng. 
  • Chi phí quảng cáo, truyền thông: Tùy thuộc vào vị trí và địa điểm mà doanh nghiệp đặt cơ sở chính thì mới sử dụng đến chi phí này. Đối với những quầy thuốc đặt ở vùng ít dân cư, vùng ngoại thành cần thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng cáo để thu hút khách hàng 
  • Chi phí vận chuyển hàng hóa: Đối với các quầy thuốc vừa kinh doanh online vừa kinh doanh trực tiếp thì cần có thêm chi phí này. 

Kinh phí để mở quầy thuốc tây

4. Học dược ở đâu để mở quầy thuốc tây

Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng cũng như là trung cấp đào tạo về ngành dược, dưới đây là một số trường tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo: 

  • Trường Đại học Dược Hà Nội 
  • Trường Đại học Y dược T.P Hồ Chí Minh 
  • Cao Đẳng Y Hà Nội
  • Cao Đẳng Y tế Hà Đông
  • Trung cấp Dược Hà Nội 

Vừa rồi là một số trường tiêu biểu đào tạo ngành dược mà bạn có thể tham khảo để theo học. Nhặt thuốc hy vọng với những chia sẻ trên sẽ trở thành nguồn thông tin hữu ích để bạn có thể mở được quầy thuốc tây đạt chuẩn và đạt được những kết quả tốt trong kinh doanh.